Hủy
Thế giới

Các nhà máy Việt Nam trầm lặng trước đơn đặt hàng chảy chậm của phương Tây

Hân Nguyễn Thứ Tư | 19/10/2022 11:02

Nhu cầu chậm lại ở phương Tây là một tin xấu đối với các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Rie Ishii.

Trước thềm nghỉ lễ, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của châu Á từ điện thoại thông minh đến áo len đều giảm.
 

Thời điểm hiện tại thường là giai đoạn bà Phan Ngọc Anh, một người làm trong ngành may mặc của Việt Nam, nghỉ lễ sớm, khi các đơn hàng được vận chuyển đi Mỹ và châu Âu trước lễ Giáng sinh. Nhưng không phải năm nay.

Nhu cầu mua sắm sôi nổi cuối năm, vốn thường thấy trước đây, đang dần hạ nhiệt, với sự suy thoái ở các nền kinh tế phương Tây lan tràn khắp Thái Bình Dương đến tận Việt Nam, nguồn cung cấp hàng đầu của các mặt hàng quần áo, đồ điện tử và các món quà tặng dịp lễ phổ biến khác.

Xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 14,3% từ tháng 8 đến tháng 9, làm dấy lên lo ngại về việc giảm tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài, khi các nước này đối mặt với lạm phát, thiếu hụt nhiên liệu và suy thoái kinh tế.

Bà Anh, giám đốc bán hàng tại Công ty in ấn Po Lai Kam, nơi in nhãn "Made in Vietnam" trên các sản phẩm của Nike, Puma, Yonex và Levi's, cho biết: "Nếu Mỹ và châu Âu không thể khắc phục được tình hình hiện tại, thì thật là tuyệt vọng cho chúng tôi".

Nhu cầu hàng may mặc và các mặt hàng xuất khẩu khác biến động theo mùa nghỉ lễ của Mỹ và Châu Âu. Ảnh: Liên Hoàng.
Nhu cầu hàng may mặc và các mặt hàng xuất khẩu khác biến động theo mùa nghỉ lễ của Mỹ và Châu Âu. Ảnh: Liên Hoàng.

Mặc dù so với một năm trước, khi sản xuất chậm lại vì đại dịch, nền kinh tế hiện tại của Việt Nam đã tăng trưởng 13,7% trong quý thứ III, thì hầu hết các chuyên gia dự đoán quý IV sẽ chậm hơn hẳn.

“Năm nay thị trường không chỉ chậm mà còn hết sức sống.”, Bà Megha Khemka, Giám đốc Công ty cung cấp bông S.P. Yarns, người đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một hội chợ thương mại gần đây, cho biết. 

Goldman Sachs cho biết vào tháng trước, xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh hơn dự kiến, đạt 29,9 tỉ USD, mức thấp thứ hai trong năm nay. Maybank của Malaysia cho biết máy tính, thiết bị di động và các linh kiện liên quan là những yếu tố chính tạo nên con số này, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu sụt giảm.

 

Ngân hàng Thế giới cho biết hàng tồn kho cao và tiêu thụ giảm ở các nước nhập khẩu sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của châu Á. Dự báo các nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, thay vì 5% được dự báo vào tháng 4.

Công ty có trụ sở tại Ấn Độ của bà Khemka có khách hàng ở Indonesia, Bangladesh và Việt Nam sản xuất hàng may mặc cho các nhà bán lẻ như H&M và Primark của Châu Âu. Bà cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng sự sụt giảm trong chi tiêu đang được cảm nhận xuyên suốt ngành.

Trong một báo cáo nghiên cứu, Maybank dự đoán tăng trưởng quý IV của Việt Nam sẽ giảm tốc xuống còn 5,7%. "Những thử thách từ nước ngoài sẽ gia tăng trong năm tới và làm giảm tốc độ tăng trưởng trong nước, do rủi ro suy thoái gia tăng ở phương Tây vì Fed mạnh tay thắt chặt, cũng như gián đoạn nguồn cung do chiến tranh Nga-Ukraine", báo cáo cho biết.

Mặc dù sóng gió đang thổi qua phần lớn châu Á, nhưng Việt Nam đặc biệt bị ảnh hưởng bởi Châu Âu và Mỹ là những khách hàng lớn nhất của Việt Nam. Thương mại nước ngoài tại đây tương đương với 208% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020 - mức cao nhất của khu vực, không tính Singapore và Hồng Kông, theo Our World in Data.

Biến động ở nước ngoài đang "gây áp lực lớn lên nền kinh tế Việt Nam", Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương, phát biểu tại cuộc họp báo khi số liệu GDP được công bố. Bà Hương cho biết các công ty vẫn cần được giúp đỡ để phục hồi sau đại dịch, chẳng hạn như thông qua một chương trình cho vay lãi suất thấp đã giải ngân dưới 1% mục tiêu năm 2022.

Có thể bạn quan tâm: 

Ghế Thủ tướng Anh đã "lung lay" trong vòng chưa đầy 50 ngày?

Nguồn Nikkei Asia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới