Hủy
Kinh Doanh

Doanh nghiệp bảo hiểm muốn “giảm chuẩn” CEO tạm quyền

Thứ Hai | 18/08/2014 11:08

Doanh nghiệp muốn thay CEO phải gửi Bộ Tài chính một bộ hồ sơ đề nghị và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
 

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, “CEO tạm” phải qua “cửa” Bộ Tài chính và đạt tiêu chuẩn tương đương CEO là quy định được bổ sung tại dự thảo sửa đổi Thông tư 124/2012/TT-BTC. Tuy nhiên, các DN lại cho rằng, quy định như vậy là quá chặt.

CEO "tạm" ngang chuẩnCEO

Dự thảo Thông tư 124 sửa đổi quy định, doanh nghiệp bảo hiểm, chinhánh nước ngoài (gọi chung là doanh nghiệp bảo hiểm) muốn thay đổi tổng giám đốc (giám đốc) nhưngchưa tìm được người thay thế và dự kiến tạm thời giao quyền điều hành doanh nghiệp cho một cá nhân(gọi tắt là CEO "tạm" - PV) thì cá nhân đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự tiêu chuẩn của chứcdanh tổng giám đốc (giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp phải gửi Bộ Tàichính một bộ hồ sơ đề nghị và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

Một số doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng, quy định về tiêu chuẩn tươngđương nêu trên có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm nhân sự cho vị trí CEO trongthời gian tạm khuyết. Nên quy định CEO "tạm" đáp ứng một số tiêu chuẩn như: là cá nhân trong Bangiám đốc/Ban điều hành tại doanh nghiệp đó; có thời gian công tác ít nhất là 3 năm tính đến thờiđiểm đề xuất bổ nhiệm dự kiến. Quan điểm trên được Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đồng tình.

Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài thì băn khoăn về quyđịnh, ngoài phê chuẩn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp còn phải tiến hành xin giấy phép lao động chongười được bổ nhiệm mới. Bởi thực tế, người được bổ nhiệm mới trong khối doanh nghiệp này thường làchuyên gia nước ngoài.

Manulife Việt Nam cho biết, Điều 7, Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày5/9/2013 về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định, các trường hợp là di chuyển nội bộcủa 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết WTO (bao gồm cả bảo hiểm) thì không cần phải được cấp giấyphép lao động. Vậy nhưng, thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vẫn phải xingiấy phép lao động trong trường hợp này.

Vì vậy, Manulife Việt Nam kiến nghị, Thông tư 124 (sửa đổi) nên quyđịnh: "Đối với các trường hợp bổ nhiệm là di chuyển nội bộ theo quy định của luật lao động, phêchuẩn của Bộ Tài chính đối với việc bổ nhiệm chủ tịch, tổng giám đốc cũng đồng thời là giấy phéplao động theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, đề xuất của Manulife Việt Nam nêu trên được cho là khókhả thi, bởi Bộ Tài chính không phải là cơ quan có thẩm quyền duyệt giấy phép lao động.

Hạn tối đa được phép khuyết CEO là bao lâu?

Thời hạn tối đa được phép khuyết CEO chưa được quy định trong dựthảo Thông tư 124 sửa đổi. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề xuất, thời gian tạm thời điều hành đối vớiCEO "tạm" không được quá 1 năm.

Bảo hiểm Phú Hưng đồng tình về việc tạm thời giao quyền điều hànhdoanh nghiệp không được kéo dài quá 1 năm.

Nhưng theo Great Eastern, thời hạn tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểmphải bổ nhiệm tổng giám đốc chính thức (thông qua việc gửi hồ sơ xin phê chuẩn chính thức lên BộTài chính) nên là 6 tháng kể từ ngày có sự thay đổi. Trong trường hợp đã hết thời hạn nói trên màdoanh nghiệp vẫn chưa tìm được người thay thế thì phải có công văn giải trình và xin gia hạn gửi BộTài chính. Bộ Tài chính sẽ xem xét và quyết định gia hạn hoặc không gia hạn thời gian tạm quyềntrên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Không ấn định thời hạn cụ thể, số doanh nghiệp khác nêu quan điểm,thời hạn đưa ra cần đảm bảo để doanh nghiệp có nỗ lực thực sự trong việc tìm người để bổ nhiệm vịtrí CEO chính thức, không thể tạm quyền quá lâu.

Thậm chí, Great Eastern Việt Nam cho rằng, có thể áp dụng các biệnpháp xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành nếu lý do mà doanh nghiệpbảo hiểm đưa ra không được chấp nhận. Bởi thực tế thời gian qua, ở khối bảo hiểm phi nhân thọ, mộtsố doanh nghiệp khuyết chức danh CEO trong một thời gian dài, lên tới cả năm.

Ở góc độ pháp lý, một luật sư cho hay, do Thông tư chỉ mang tínhhướng dẫn nên quy định về xử phạt cần được bổ sung ở cấp Nghị định. Nếu phạt trong trường hợp nàythì cần nghiên cứu kỹ phạt cá nhân thay vì phạt tổ chức, hoặc có thể áp dụng các biện pháp bổ sungnhư: sau thời hạn nhất định được phép "khuyết", CEO "tạm" nghiễm nhiên hết hiệu lực.

Nguồn Đầu tư Chứng khoán


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới