Hủy
Thế giới

Dòng tiền mới sắp đổ mạnh vào châu Á

Thứ Sáu | 21/12/2012 06:53

Kinh tế châu Á sẽ lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2013, khiến một dòng tiền nóng khác có thể sắp đổ vào khu vực này.
 

Theo các chuyên gia phân tích, nếu kinh tế Mỹ và eurozone không xấu đi quá nghiêm trọng, thì kinh tế châu Á có thể tăng trưởng năng động trở lại vào năm sau. World Bank trong báo cáo mới đây dự báo, kinh tế khu vực Đông Á có thể tăng trưởng 7,9% năm 2013.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo, khu vực châu Á có thể một lần nữa đón dòng vốn mạnh, và kịch bản cách đây 2 năm sẽ lặp lại. Dòng tiền đổ mạnh vào khu vực khiến tiền tệ của các thị trường mới nổi tăng mạnh, làm dấy lên lo ngại “chiến tranh tiền tệ” khi các ngân hàng trung ương bằng mọi cách ghìm giá nội tệ.

Hiện nay, kinh tế châu Á có xu hướng tăng trưởng mạnh trở lại trong khi các ngân hàng trung ương ở các quốc gia phát triển tăng cường bơm tiền kích thích kinh tế - hành động này có thể gây áp lực dòng tiền nóng cho các nền kinh tế đang phát triển.

Ví dụ, ở hầu hết các nước trong khu vực, giá bất động sản đều tăng. Đồng won tăng hơn 5% so với USD kể từ cuối tháng 8. Đồng peso của Philppines tăng khoảng 4%, lên cao nhất kể từ đầu 2008.

Các đồng tiền châu Á tăng mạnh năm qua.
Các đồng tiền châu Á tăng mạnh năm qua.
Ngân hàng phát triển châu Á mới đây cũng cảnh báo, dòng vốn nóng có thể đe dọa thị trường trái phiếu châu Á.

“Chúng ta có thể lặp lại kịch bản năm 2010. Dòng vốn sẽ quay trở lại các nước châu Á mới nổi”, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á tại HSBC, ông Frederic Neumann, nói. Theo kinh tế trưởng của Nomura, ông Rob Subbaraman, năm 2013 sẽ là năm đột phá về dòng vốn vào châu Á.

4 năm trở lại đây, Mỹ, Nhật Bản và châu Âu ra sức bơm tiền vào hệ thống tài chính để vực dậy nền kinh tế. Tiềm năng tài chính của họ còn rất lớn.

Tuần trước, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định mở rộng chương trình mua tài sản cho đến khi thị trường lao động được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp về dưới 6,5%. Ngân hàng trung ương Nhật Bản ngày 20/12 cũng tuyên bố tăng chương trình mua tài sản thêm 10.000 nghìn tỷ yên (119 tỷ USD).

Những năm đó, dòng tiền này đã phát tán sang các khu vực khác của thế giới, nơi tăng trưởng nhanh hơn, cho lợi nhuận cao hơn. Lượng tiền đổ vào các nước châu Á đang phát triển rất lớn. Giai đoạn 2009-2010, mỗi ngày, khu vực này hút dòng vốn khoảng 2 tỷ USD.

Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Nomura của Nhật Bản ước tính, từ năm 2009 đến giữa 2011, châu Á hút ròng tổng cộng 783 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 573 tỷ USD trong 5 năm trước đó.

Dòng tiền nóng vào châu Á khiến giá bất động sản tăng.
Dòng tiền nóng vào châu Á khiến giá bất động sản tăng.

Dòng vốn chảy vào châu Á mấy tháng gần đây chưa lớn, hơn nữa, không phải tất cả các nước đều hút nguồn vốn như nhau. Tuy nhiên, chỉ số khảo sát của Nomura về áp lực dòng vốn chảy vào có xu hướng tăng trong những tháng qua, lên cao nhất kể từ tháng 5/2011, nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh năm 2010.

Các nhà làm luật châu Á trong khi đó rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Để đối phó với bong bóng tài sản, lạm phát họ cần nâng lãi suất, nhưng nâng lãi suất sẽ khiến dòng vốn nóng đổ vào mạnh hơn và đẩy nội tệ tăng giá.

Để khắc phục những nhược điểm này, giới chức Hàn Quốc tháng trước yêu cầu các ngân hàng hạn chế nắm giữ nợ nước ngoài. Cuối tháng 10, giới chức Hong Kong bắt đầu áp thuế 15% với bất động sản do người nước ngoài mua nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản.

Nguồn NYTimes/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới