Hủy
Thế giới

"Giấc mơ Trung Quốc" trước thách thức của sự bất bình đẳng

Thứ Hai | 28/07/2014 15:24

 
 
1% những người giàu nhất Trung Quốc kiểm soát 1/3 của cải toàn quốc gia. Trong khi 25% những người nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% của cải.

Theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Bắc Kinh, 1% những người giàu nhất Trung Quốc nắm giữ 1/3 lượng của cải
Theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Bắc Kinh, 1% những người giàu nhất Trung Quốc nắm giữ 1/3 tổng của cải

Một năm trước, khi nắm chức Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã ra lời khuyến khích sự đoàn kết, đổi mới và niềm tự hào của đất nước và gói gọn những mục tiêu đó trong một cụm từ -"giấc mơ Trung Quốc".

Tuy nhiên, mục tiêu trên của Trung Quốc đang vấp phải khó khăn lớn hiện tại, đó là bất bình đẳng thu nhập. Dĩ nhiên, đây là vấn đề mà hầu hết mọi quốc gia đều phải đối mặt nhưng bất bình đẳng thu nhập hay chênh lệch giàu - nghèo sẽ thực sự là vấn đề lớn đối với những quốc gia có dân số lớn. Đặc biệt đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn tạo ra sản phẩm lớn thứ hai thế giới nhưng cũng là quốc gia đông dân nhất thế giới.

Vậy vấn đề bất bình đẳng thu nhập tại Trung Quốc đang nghiêm trọng đến mức nào?

Trong năm 2012 tổng tài sản ròng của các hộ gia đình Trung Quốc đạt 439.000 nhân dân tệ (khoảng 71.000 USD), tăng 17% so với năm 2010. Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập cũng gia tăng nhanh chóng trong cùng thời kỳ.

Theo kết quả nghiên cứu mới của trường đại học Bắc Kinh, trong năm 2012 1% những người giàu nhất Trung Quốc kiểm soát 1/3 của cải toàn quốc gia. Trong khi 25% những người nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% của cải.

1% những người giàu nhất Trung Quốc kiểm soát 1/3 của cải toàn quốc gia. Trong khi 25% những người nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% của cải.
Báo cáo của đại học Bắc Kinh còn tính toán chỉ số Gini (chỉ số đo độ bất bình đẳng thu nhập trong nền kinh tế, Gini càng cao thì bất bình đẳng thu nhập càng lớn) tại Trung Quốc. Kết quả tính toán chỉ số Gini cho thấy tình trạng chênh lệch giàu nghèo đang diễn ra rất đáng lo ngại tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Theo số liệu chính thức từ Chính phủ Trung Quốc, chỉ số Gini trong năm 2012 của nước này là 0,47. Đây đã là con số cao gần bằng Gini của Mỹ trong năm 2009 là 0,56 (theo tính toán của Ngân hàng Thế giới - WB).

Tuy nhiên, số liệu do nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh vừa đưa còn cho thấy vấn đề trầm trọng hơn. Trong năm 2012 chỉ số Gini của Trung Quốc ở mức 0,73%. Tức là cao hơn rất nhiều số liệu chính thức, cũng như mức độ bất bình đẳng tại Mỹ.

Đây là kết quả do một nhóm nghiên cứu thực hiện, khác xa so với những số liệu chính thức do Chính phủ Trung Quốc công bố về chênh lệch giàu - nghèo, một trong những yếu tố chính gây nên những bất bình của nhân dân Trung Quốc. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo là mối quan tâm đối với của Đảng Cộng sản Trung Quốc do mục tiêu bảo đảm ổn định xã hội được đặt lên hàng đầu có nguy cơ bị đe dọa vì những bất bình đẳng nội tại.

Riêng đối với "giấc mơ Trung Quốc" - cụm từ được Chủ tịch Trung Quốc lần đầu tiên nêu ra vào năm 2013 thì rõ ràng, kết quả nghiên cứu cho năm 2012 do một nhóm nghiên cứu độc lập đã chứng tỏ còn rất nhiều việc phải làm để lời nói của ông Tập Cận Bình có cơ hội trở thành hiện thực.

Như người Pháp thường nói, mỗi tấm huân chương đều có mặt trái của nó. Sự giàu có của một Trung Quốc mới nổi cũng đi kèm với những đánh đổi không thể tránh khỏi.

Lấy ví dụ từ một cốc cà phê sữa Starbucks - trong sản phẩm đồ uống được xem là biểu tượng của giới thượng lưu trẻ sành điệu tại Trung Quốc, chi phí cho lao động phổ thông chỉ chiếm 9% trong tổng giá thành (4,8 USD/cốc). Chưa hết, người giàu Trung Quốc có thể uống nó hàng ngày còn những người như blogger có lần chia sẻ trên trang Sina Weibo rằng: "Tôi sẽ không thể uống nó đến 5 lần trong 1 năm".

Nguồn GAFIN/DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới